Làm gì để không còn phải phỏng vấn lần 3

Ngồi xuống và ngẫm nghĩ xem từ lúc chuẩn bị, bắt đầu cho đến khi kết thúc cuộc đã có điều gì không đúng diễn ra.

Một vận động viên dù xuất phát không tốt thì vẫn còn khả năng chiến thắng ở chặng cuối. Chỉ cần biết cách kịp thời trấn tĩnh, tập trung sức lực hướng về mục tiêu phía trước. Sinh viên ra trường, đối diện với từng “cửa ải” phỏng vấn cũng nên có tinh thần như thế.
Cái hay của phỏng vấn thất bại

motivational phrase, don’t give up, handwritten with white chalk on a blackboard


Thất bại chỉ trở thành điều hay khi bạn biết tận dụng hoàn cảnh này để tạo nền tảng cho thành công. Không phải làm việc gì cũng có thể đạt được ngay từ khởi đầu. Nên biết rằng mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân. Do đó, khi nhà tuyển dụng từ chối bạn thì hãy tìm hiểu lý do và giữ thành bài học cho riêng mình. Tâm trạng sau cuộc phỏng vấn không đạt tất nhiên là buồn bã, tinh thần xuống dốc, kém tự tin hơn. Điều đó là bình thường và để tránh nó xảy ra thường xuyên thì không cách nào khác ngoài việc đối mặt vấn đề.
Ngồi xuống và ngẫm nghĩ xem từ lúc chuẩn bị, bắt đầu cho đến khi kết thúc cuộc phỏng vấn đã có điều gì không đúng diễn ra. Xem xét lại tất cả từ: tài liệu về công ty, CV, Thư tìm việc, giờ giấc, trang phục, cách trả lời câu hỏi, thái độ… Liệu rằng do kinh nghiệm chưa đủ thuyết phục; kỹ năng không nhiều ấn tượng; tác phong, lời nói kém chuyên nghiệp hay sự nhiệt tình đã không thể hiện rõ ràng. Bạn cũng nên nghĩ đến việc đặt câu hỏi nhà tuyển dụng nhận xét thế nào về ưu, nhược điểm của mình. Rõ ràng rút kinh nghiệm trực tiếp từ những lời đánh giá của chuyên viên nhân sự chắc chắn mang lại nhiều lợi ích cho lần phỏng vấn kế tiếp.
Khởi đầu mới cho mỗi lần phỏng vấn

Đừng để thất bại trước đây đè nặng lên tâm trí bạn. Sau khi ghi nhận những lỗi sai, thực hiện khắc phục thì nên gạt sang một bên quá khứ đó. Tinh thần thoải mái sẽ tập trung tiếp nhận tốt hơn những thông tin cần thiết cho buổi phỏng vấn tiếp theo. Tìm cách để năng lực bản thân nổi trội hơn các ứng viên khác. Nếu có khả năng thì mạnh dạn đưa ra những vấn đề mà công ty đang gặp phải kèm giải pháp. Tất nhiên chỉ thực hiện điều này khi bạn biết đủ sâu, rộng và đúng về tình hình của công ty.
Có nhiều trang web mà bạn sẽ tham khảo được cách thức ứng phó với câu hỏi phỏng vấn, các kiểu mẫu nhà tuyển dụng, lời khuyên hay khi tạo hồ sơ tìm việc. Bạn nên dành thời gian nghiên cứu, cải thiện để giúp mình sáng giá hơn trước nhà tuyển dụng. Sự chân thành, nhiệt tình trong công việc cùng sự phù hợp về chuyên môn lẫn lỹ năng trong mức nhất định sẽ khiến cho buổi phỏng vấn đạt kết quả tốt.

“Cố gắng, thất bại, cố gắng lần nữa và điều tốt hơn sẽ đến”. Phấn chấn hơn trên con đường tìm việc, một cuộc phỏng vấn kém không thể kết thúc sự nghiệp của bạn. Câu chuyện thành công luôn tạo nhiều cảm hứng nhưng những bài học đắt giá thì luôn đến từ sự thất bại. Bạn có đồng ý với quan điểm này?

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *