Hiệu quả của các cuộc phỏng vấn tuyển dụng
Buổi phỏng vấn được xây dựng với bối cảnh tạo cảm giác khó chịu kèm không khí căng thẳng: đèn chiếu sáng thẳng mặt của ứng viên;
15 phút với không khí im lặng bao trùm, nhà tuyển dụng người lạnh lùng rút điện thoại ra nhắn tin, người khác thì mở cuốn tạp chí chăm chú đọc, … đó có thể là những gì sẽ xảy ra trong buổi phỏng vấn sắp tới của bạn. Ứng viên cần phải biết được vì sao và như thế nào của phong cách tuyển dụng “kỳ lạ” này để có cách ứng biến thích hợp.
Đặc điểm của một cuộc phỏng vấn gây sốc
Những chuyên gia nhân sự chọn dùng loại hình phỏng vấn này khi tuyển ứng viên vị trí cấp cao hoặc nhân viên trung tâm điện thoại, dịch vụ khác hàng, bán hàng, nhân sự, … Các ngành nghề cần khả năng kiên nhẫn, chịu áp lực cao nhưng vẫn giữ được bình tĩnh, cảm xúc trong vòng kiểm soát. Cách thức này làm cho ứng viên phải trung thực thể hiện tính cách, quan điểm, hiểu biết chuyên môn dựa trên phản ứng tự nhiên chứ không phải bởi câu trả lời chuẩn bị từ trước.
Buổi phỏng vấn được xây dựng với bối cảnh tạo cảm giác khó chịu kèm không khí căng thẳng: đèn chiếu sáng thẳng mặt của ứng viên; nhân viên ra vào tự do, trò chuyện ăn uống; nhà tuyển dụng không quan tâm đến ứng viên, quay viết trong tay, gọi điện thoại, thường xuyên yêu cầu nhắc lại câu trả lời… Cách nói chuyện thô lỗ, đưa ra những câu hỏi khó về chuyên môn và hóc búa:
Anh/Chị đến đây làm gì?
Những gì anh trao đổi với tôi từ nãy tới giờ có thể ngắn hơn được không?
Anh/Chị có thể đưa ra đề nghị/giải pháp gì cho công ty chúng tôi?
Mức lương như thế nào thì được coi là xứng đáng với anh/chị?
Anh/Chị đã từng bao giờ sai lầm?…
Có khi là những câu hỏi riêng tư nhằm phát hiện điểm yếu cũng như những “vết đen” trong bản lý lịch của ứng viên. Có thể bắt đầu phỏng vấn bằng cách hỏi lý do tại sao ứng viên lại bỏ công việc đã làm trước đây và yêu cầu kể về các nhược điểm của mình. Câu hỏi mang tính khiêu khích để xác định đúng hành vi và tính cách trong vỏ bọc ứng viên tạo ra, kiểu như: “Tại sao bạn nghĩ rằng bạn thông minh hơn những người khác?”.
Giải pháp vượt qua buổi phỏng vấn
Trước sự khác lạ của loại phỏng vấn gây sốc này, đa số các ứng viên sẽ không thể giữ được bình tĩnh. Biểu hiện sự mất khả năng kiềm chế cảm xúc: tỏ ra bực bội, tức giận, ngượng ngùng, lo sợ, lúng túng. Bên cạnh những hành động mất bình tĩnh này sẽ là rất ít đối tượng vẫn giữ được điềm tĩnh, tự tin. Điều này nhắc nhở các ứng viên rằng cần phải có sự chuẩn bị thật chu đáo, đặc biệt là vững về mặt tinh thần. Thái độ chuyên nghiệp, lịch sự nên được thể hiện đến phút cuối cùng. Kể cả khi bạn cho rằng cuộc phỏng vấn đã đi quá xa, không thể chấp nhận, không muốn phải ở lại trả lời bất kỳ điều gì nữa. Bạn hoàn toàn có quyền từ chối tiếp tục, nhã nhặn xin phép rời khỏi, tránh gây xung đột với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nên nhắc nhở rằng trường hợp đủ bản lĩnh vượt qua thử thách này và cảm thấy thích hợp với phong cách làm việc của công ty thì đây là cơ hội tốt trong sự nghiệp cho bạn. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng lưu ý rằng tạo tình huống căng thẳng để tìm hiểu rõ về ứng viên, tránh vượt quá giới hạn mà làm mất đi nhân viên tài năng.
Leave a Reply